Kim Châm Cứu Vô Trùng

Tuesday, May 19, 2015




Công ty CP XNK Khánh Phong
Chuyên cung cấp kim châm cứu vô trùng nhãn hiệu ARLO KHÁNH PHONG, chất lượng tốt nhất trên thị trường. Sản phẩm được sản xuất bởi hãng DONGBANG dựa trên 100% công nghệ và đầu vào được nhập khẩu từ Hàn Quốc.
Để Quý khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm Kim châm cứu vô trùng dùng một lần nhãn hiệu ARLO,


Công ty Khánh Phong xin mô tả chi tiết và tính ưu việt của sản phẩm:
Quy cách đóng gói và bao bì:
• Kim được đóng gói 5 cây/1 vỉ.
• Vỉ bọc kim được làm bằng nhựa cứng chống ẩm; nguyên liệu được nhập khẩu 100% từ Hàn Quốc, sản xuất theo dây chuyền khép kín an toàn trong y tế, đảm bảo an toàn sự tiệt trùng cho kim trong thời gian 5 năm kể từ ngày sản xuất. Đặc biệt sản phẩm rất thân thiện với môi trường vì được làm từ nguyên liệu có khả năng dễ phân hủy sau quá trình sử dụng.
Thông số kim như sau:

Kim số: 0.30x13mm
+ Cán (tay cầm): 20mm
+ phần châm: 13mm
+ Ф: 0.30mm
Kim số: 0.30x25mm
+ Cán (tay cầm): 25mm
+ phần châm: 25mm
+ Ф: 0.30mm
Kim số: 0.30x40mm
+ Cán (tay cầm): 30mm
+ phần châm: 40mm
+ Ф: 0.30mm

Kim số: 0.30x50
+ Cán (tay cầm): 30mm
+ phần châm: 50mm
+ Ф: 0.30mm
Kim số: 0.30x60
+ Cán (tay cầm): 30mm
+ phần châm: 60mm
+ Ф: 0.30mm
Kim số:0.30x75mm
+ Cán (tay cầm): 30mm
+ phần châm: 60mm
+ Ф: 0.30mm

Sự khác biệt về chất lượng giữa kim ARLO KHÁNH PHONG và các lại kim vỉ khác:
1. chất lượng đóng vỉ

Hình ảnh mô tả trực quan sự khác biệt về công nghệ đóng gói:
- Hình ảnh trên thể hiện sự khác biệt giữa công nghệ đóng gói của Kim ARLO với các kim khác trên thị trường đóng cùng quy cách;
-Với công nghệ đóng gói 100% bằng máy móc hiện đại, dập cán, khín khít, kim được đảm bảo tiệt trùng gần như tuyệt đối;
-Với các loại kim khác (ảnh phía tay trái): các khe rãnh đóng gọi vẫn không kín khít => dễ xẩy ra hiện tượng không khí và độ ẩm từ bên ngoài vào xâm nhập vào trong vỉ kim => đổ vô trùng không đảm bảo.

2. Độ sắc nhọn của kim
- Kim châm cứu vô trùng dùng 1 lần nhãn hiệu ARLO KHÁNH PHONG được làm bằng thép y tế không gỉ, Cán kim được cuộn bằng sợi thép. Đầu mũi kinh được mài dũa bằng máy móc hiện đại theo công nghệ Hàn Quốc đảm bảo độ sắc nhọn đều=> làm cho mũi kim sắc bén, tạo cảm giác dễ chịu cho người sử dụng.
Hình ảnh bao bì vỏ hộp:
Kim được đóng gói 100 cây/ hộp
Hiện nay trên thị trường đang tồn tại những loại kim không đạt tiêu chuẩn chất lượng nhưng vẫn tồn tại và lưu thông. Để mua được sảm phẩm kim châm cứu vô trùng dùng 1 lần tốt nhất xin vui lòng lên hệ Mua kim Kim Châm Cứu Vô Trùng ARLO Khánh Phong tại:
Số 15, ngõ 2 Nhân Hòa, P. Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, HN
GPGD: Số 60 - Nhân Hòa - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 0435574351 - FAX: 0435579904 - hotline 097 331 4986
Website: www.khanhphong.com

Friday, November 14, 2014

Châm cứu bấm huyệt là 2 phương pháp không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta. Ngoài những phương thuốc chữa bệnh bằng Tây y, thì châm cứu bấm huyệt cũng là phương pháp chữa bệnh rất hiệu quả có nguồn gốc từ Đông y được rất nhiều người trên thế giới tin dùng. Bài viết này của chúng tôi hôm nay sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về tên gọi cũng như xuất xứ của 2 phương pháp chữa bệnh tuyệt vời này.
Châm cứu, bấm huyệt là gì?:

Châm cứu: Châm và cứu là hai phương pháp chữa bệnh có rất sớm ở phương Đông. Người ta dùng kim thuộc chế thành các loại kim khác nhau, châm ở những bộ phận đặc biệt trên cơ thể con người (huyệt vị); sau khi châm vào da thịt, căn cứ vào bệnh tình và thể chất người bệnh khác nhau mà dùng thủ pháp phù hợp nhằm đạt đến mục đích thông kinh hoạt lạc, khử tà phù chính (khử bệnh tật, nâng cao sức đề kháng của cơ thể) mà chữa bệnh, phương pháp này gọi chung là châm. Còn như dùng lá ngải khô để chế thành ngải nhung, rồi lại dùng ngải nhung chế thành viên to nhỏ như mồi ngải, hoặc cuốn thành điếu ngải, đốt lửa xong trực tiếp hoặc gián tiếp hơ hoặc đặt lên huyệt vị nhất định của cơ thể người bệnh, thông qua sự kích thích ấm nóng này làm cho thông kinh lạc đạt mục đích chữa bệnh và phòng trừ bệnh tật, phương pháp này gọi là ngải cứu. Hai phương pháp trên tuy khác nhau nhưng sử dụng huyệt vị giống nhau, có khi cùng châm và cứu, thông thường gọi là phép châm cứu.

phương pháp xoa bóp bấm huyệt
Bấm huyệt: Bấm huyệt là phương pháp “trị bệnh bằng tay”, liệu pháp này sử dụng các huyệt châm cứu để cân bằng và kích thích lưu thông nguyên khí, hoặc khí xuyên suốt cơ thể. Để làm được việc này, nhà trị liệu sẽ dùng tay hoặc chân để ấn lên các huyệt chính trên cơ thể. Bấm huyệt được dùng trong việc kết hợp với chế độ ăn uống, kĩ thuật hít thở và dược thảo nhằm mang lại sự cân bằng cho cơ thể tốt nhất. Liệu pháp này đặc biệt hữu ích trong việc giảm sự căng cơ và các triệu chứng liên quan đến stress.
Phương pháp châm cứu và bấm huyệt đều chữa trị bằng việc kích thích vào các huyệt vị trên cơ thể người bênh, nhưng thay vì dung kim châm như châm cứu, thì bấm huyệt lại sử dụng tay để ấn, xoa bóp. Trong một số trường hợp, người chữa trị sẽ kết hợp cả hai phương pháp này để đạt kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.

Nguồn gốc của phương pháp châm cứu bấm huyệt: Bấm huyệt và châm cứu được xem như là một phần của y học Trung Hoa được xây dựng và phát triển từ kinh nghiệm dân gian, lớn hơn nữa là từ mối liện hệ Âm – Dương. Châm cứu được khởi thủy từ châu Á trên mảnh đất của vùng châu thổ sông Hoàng Hà, cách đây khoảng hơn 25.000 năm. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những kim châm đầu tiên bằng đá (biếm thạch) trong một số di chỉ. Đến thời đại đồ Đồng người ta làm ra các cây kim bằng đồng (đồng châm). Đến thời Xuân Thu Chiến Quốc (770.221 TCN) con người đã biết dùng sắt để tạo ra các cây kim bằng sắt nhỏ tinh xảo hơn. Và đến ngày nay những chiếc kim châm đã được chế tạo bằng thép không gỉ, giúp ích nhiều hơn trong việc bảo quản cũng như chữa bệnh.
Tóm lại châm cứu bấm huyệt là hai phương pháp có xuất xứ ở phương Đông, tuy sử dụng những công cụ chữa trị khác nhau: châm cứu (dùng kim), bấm huyệt (dùng tay) nhưng cả hai đều cùng chung một mục đích là chữa khỏi bệnh và đem lại cuộc sống khỏe mạnh hơn cho mọi người.

Monday, November 10, 2014

Đã có bao giờ bạn lâm vào tình trạng mệt mỏi triền miên, “ăn không ngon, ngủ không yên”? Những cơn nhức đầu có thể làm bạn không muốn ăn, buồn phiền làm cho “nuốt không trôi”, lại thêm bụng cứ lình xình không đói, ăn uống không ngon miệng và thậm chí còn buồn nôn khi thấy thức ăn… Thực ra khi bị stress, bạn chẳng thiết gì đến việc ăn uống, ngủ nghê và cũng không để tâm lo lắng cho điều đó.

Stress tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, làm cho hoạt động của hệ tiêu hoá bị kém đi: dạ dày, ruột giảm co bóp, men tiêu hoá tiết ra ít, quá trình tiêu hoá và hấp thu thức ăn bị giảm sút. Thức ăn không tiêu sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu như buồn nôn hoặc nôn thật sự, đầy bụng, chướng hơi, ăn không ngon và không muốn ăn… Hậu quả là giảm cân và có thể suy dinh dưỡng nếu kéo dài tình trạng này.


Ngoài những biện pháp giảm stress như bỏ bớt công việc, nghỉ ngơi, thư giãn…, bạn nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng. Lúc này bạn cần lựa chọn những thực phẩm đã từng ưa thích, những món nấu chín, mềm, lỏng dễ tiêu hoá như ly sữa, bánh ngọt… Bạn có thể ăn nhiều bữa mỗi ngày, mỗi bữa một ít để “nhẹ gánh” bớt cho hệ tiêu hoá. Thậm chí nếu bạn thấy ngán ăn món này, có thể thay đổi món khác ngay trong cùng một bữa ăn. Thay đổi các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, tôm, trứng, đậu hũ,… để cung cấp các acid amin cần thiết cho não. Các loại rau xanh, trái cây cũng rất cần thiết để làm “tươi tắn” cơ thể.

Và sau khi “cơn bão stress” đã tạm qua đi, bạn vẫn nên tiếp tục chú ý đến thực đơn của mình. Lúc này bạn cần tăng cân, vì vậy hãy chọn những món giàu năng lượng như món chiên, xào, xôi, bánh chưng nếu thích nếp, các món phụ như kem, chè, bánh ngọt,…

Cũng có người khi bị stress thì ăn nhiều hơn. Sau khi giảm stress sẽ phải đối phó với tình trạng thừa cân. Tiến trình giảm cân cần thực hiện với việc tăng cường những thức ăn năng lượng thấp (canh rau, khoai củ luộc, trái cây ít ngọt) và hạn chế thức ăn năng lượng cao (cơm, chè, kem, bánh ngọt, chocolate, món quay, chiên, xào), tập thể dục trên 60 phút mỗi ngày.

Friday, November 7, 2014

Miệng đắng, miệng nhạt,… có thể là dấu hiệu mắc một bệnh nào đó. Lưỡi là cơ quan giúp cơ thể nếm đủ các vị chua, ngọt, đắng, mặn, cay, dựa vào các tế bào vị giác phân bố rất dày trên mặt lưỡi. Có những vấn đề bất thường của sức khỏe có thể làm thay đổi vị giác của bạn. Vì vậy khi nào bạn cảm thấy miệng đắng, miệng nhạt, miệng chua,… thì cần xem lại tình trạng sức khỏe của mình.
mieng dang mieng nhat mieng chat vi giac luoi y duoc 365 Miệng đắng, miệng nhạt,... nói lên điều gì của sức khỏe?
Mức độ nhạy cảm vị giác của trẻ em mạnh hơn người lớn

Vai trò của lưỡi
Lưỡi giữ thức ăn ở gần răng để được nhai nghiền nát rồi lưỡi đưa đẩy thức ăn nhuyễn về thực quản để nuốt xuống dạ dày. Nhai và nuốt là hai giai đoạn sơ khởi nhưng rất quan trọng của sự tiêu hóa. Lưỡi hành động phối hợp với môi, răng và vòm miệng để tạo ra tiếng nói. Chỉ thiếu hụt một phần lưỡi là tiếng nói đã phì phò, ngọng nghịu.

Một trong nhưng chức năng của lưỡi là phân biệt, thưởng thức các vị khác nhau trong thực phẩm, nuớc uống cũng như dược phẩm hoặc các chất khác. Đó là vị giác, một trong năm giác quan của cơ thể. Mức độ vị giác nhạy cảm khác nhau tùy từng người, trẻ em mạnh hơn người lớn, thanh niên mạnh hơn người già. Tình cảm cũng có quan hệ đến vị giác, khi bực tức, lo sợ, lo nghĩ, đau buồn hay mệt mỏi… vị giác có thể giảm sút, đói lâu ngày vị giác cũng tạm thời mất nhạy. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến vị giác, ở nhiệt độ 20-30 độ C thì độ nhạy cảm của vị giác là cao nhất. Ngoài ra hút thuốc, uống rượu nhiều, thiếu ngủ cũng làm cho vị giác thay đổi.


Nhưng khi ăn mà trong miệng bạn có cảm giác mùi vị khác hoặc không ăn vào cũng có cảm giác mùi vị thường hoặc có khả năng mắc một bệnh nào đó. Nhiều người khi ăn thấy trong miệng có mùi vị khác hoặc không ăn vào cũng có cảm giác mùi vị khác thường. Có thể đây là dấu hiệu mắc một bệnh nào đó.

Miệng nhạt (hay còn gọi là nhạt miệng): Là chỉ vị giác trong miệng suy giảm, tự cảm thấy trong miệng nhạt nhẽo. Thường gặp ở những người mới viêm nhiễm hoặc vào thời kỳ hết viêm như viêm ruột, bị bệnh lỵ và các bệnh khác ở hệ thống tiêu hóa có sinh phát sốt kéo dài, còn gặp sau ca đại phẫu thuật, người thiếu dinh dưỡng. Ngoài ra miệng nhạt nhẽo vô vị, vị giác suy giảm thậm chí mất hẳn là một đặc trưng của bệnh ung thư, nhất là lại xuất hiện ở một người tuổi trung niên thì phải hết sức cảnh giác. Cần phân biệt với trường hợp người già, đầu nhũ vị giác thoái hóa, răng rụng, không còn đầy đủ, cũng do xương hàm bị teo với mức độ khác nhau làm cho việc nhai thức ăn không kỹ, thậm chí phải nuốt chửng, thức ăn không tiếp xúc đầy đủ với đầu nhũ vị giác dẫn tới tình trạng ăn không biết mùi vị.

Ngoài ra, miệng nhạt nhẽo vô vị, vị giác suy giảm thậm chí mất hẳn cũng là một đặc trưng của bệnh ung thư, nhất là khi xuất hiện ở một người tuổi trung niên.

Đông y cho rằng miệng nhạt phần nhiều do tỳ vị suy nhược sau khi ốm, việc vận hóa suy yếu, thường kèm các triệu chứng chán ăn, chân tay mệt mỏi rã rời, bụng đầy chướng, rêu lưỡi trắng.

Miệng mặn: Thấy nhiều trong viêm họng hạt mạn, viêm thận mạn tính, bệnh về chức năng cơ quan thần kinh hoặc lở loét khoang miệng. Đông y cho rằng miệng mặn phần nhiều do thận hư, kèm theo mỏi lưng mỏi gối, váng đầu ù tai, mồ hôi trộm, di tinh, rêu lưỡi ít, mạch đập nhỏ. Nếu có lạnh buốt chân tay, thần sắc uể oải, mỏi mệt rã rời, đi giải đêm nhiều lần, liệt dương, lưỡi dày… gọi là miệng mặn do thận dương hư.

Miệng đắng (hay còn gọi là đắng miệng): Thấy nhiều ở chứng viêm gan, viêm mật cấp tính, liên quan đến sự trao đổi chất của dịch mật. Miệng đắng còn có thể thấy trong bệnh ung thư; người bệnh không chỉ mất cảm giác với đồ ngọt mà còn tăng dần cảm giác đắng với mọi đồ ăn. Điều này liên quan tới việc thay đổi thành phần trong nước bọt và trở ngại tuần hoàn huyết dịch ở lưỡi.Đông y cho rằng, người có cảm giác đắng trong miệng thường kèm đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, tính tình nóng nảy dễ cáu giận, đại tiện táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng và vàng, mạch huyền…, phần nhiều do gan, mật nhiệt gây nên. Bệnh nhân thường buồn nôn, không thiết ăn uống, nước tiểu đỏ vàng.

Miệng ngọt: Trong miệng cảm thấy có vị ngọt, còn gọi là “khẩu cam”, dù là nước lọc cũng cảm thấy ngọt hoặc ngọt pha một chút chua chua. Triệu chứng này thường thấy ở người có rối loạn tiêu hóa, đái tháo đường.

Đông y cho rằng, ngọt miệng phần nhiều do công năng của tỳ vị không bình thường gây nên, gồm hai loại. Một loại miệng ngọt do ăn các đồ cay quá, biểu hiện là miệng ngọt mà khát thích uống nước, hoặc môi lưỡi sinh mụn lở, đại tiện táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi khô, mạch nhanh. Loại miệng ngọt do tuổi già hoặc bị bệnh lâu ngày, biểu hiện là miệng ngọt khô, uống nước không nhiều, hơi thở ngắn, người mệt mỏi, không thiết ăn uống, đầy bụng, đại tiện lúc lỏng lúc táo.

Miệng chua: Gặp nhiều trong bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày. Đông y cho rằng miệng chua phần nhiều do nhiệt gan mật ngấm vào tỳ gây nên, thường kèm theo tức ngực, đau sườn, buồn nôn, sau khi ăn thì đầy bụng, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch huyền.

Miệng chát: Hiện tượng này thường thấy ở những người có bệnh tại hệ thống thần kinh, thức thâu đêm không ngủ. Chỉ cần điều chỉnh lại thời gian ngủ là có thể loại được chát miệng. Một số khối u ác tính vào thời kỳ cuối gây chát miệng.

Miệng cay: Là trong miệng cảm thấy cay hay đầu lưỡi tê cay, thường thấy ở những người cao huyết áp. Đông y cho rằng miệng cay phần nhiều do phế nhiệt đầy ắp hoặc vị hỏa bốc lên gây ra, thường kèm ho khạc ra đờm màu vàng đặc, rêu lưỡi vàng mỏng.

Miệng thơm: Bệnh nhân tự thấy trong miệng có mùi thơm hoa quả, hay gặp trong bệnh đái đường nặng.

Mất vị giác: Mất vị giác không những làm cho đời sống giảm thích thú mà còn nguy hiểm vì mất một hệ thống cảnh báo rủi ro, ảnh hưởng tới sức khỏe. Mất vị giác cảm giác gây ra bởi các bệnh viêm và bệnh thoái hóa trong khoang miệng; tác dụng của một số loại thuốc, nhất là những thứ thuốc có ảnh hưởng đến quá trình sinh sản tế bào như thuốc kháng tuyến giáp, thuốc chống ung thư; dùng xạ trị ở khoang miệng và hầu; nhiễm virut; rối loạn nội tiết; u tân sinh và rối loạn ở người cao tuổi. Mất vị giác rất nguy hiểm vì không thể phát hiện được mùi vị khi ăn phải thức ăn có chất độc, hư thối, thức ăn gây dị ứng. Mất vị giác cũng đưa tới trầm cảm… tăng rủi ro cho các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tai biến mạch máu não… nguy hiểm đến tính mạng.

Kết luận: Vị giác thường có quan hệ đến các yếu tố lứa tuổi, giới tính, tình cảm, nhiệt độ, chỉ sau khi loại trừ nó thì mới nghĩ đến bệnh tật. Khi đã loại trừ các yếu tố đó thì ta có thể nghĩ tới các yếu tố liên quan đến bệnh.

Vị giác giúp con người thưởng thức món ăn thức uống đồng thời cũng giúp nhận biết món ăn tốt hay xấu cho sức khỏe. Khi bị rối loại vị giác ta có khuynh hướng ăn qua loa cho xong bữa, không còn hứng thú với bạn bè. Hậu quả là thiếu dinh dưỡng, xuống cân. Rối loạn có thể điều chỉnh được sau khi được các bác sĩ khám tỷ mỉ và đã xác định rõ nguyên nhân.

Do đó, khi chúng ta thay đổi vị giác sau một thời gian không đỡ cần phải đi bác sĩ để được khám càng sớm càng tốt.

Nguồn: Y Dược 365 (TH)

Thursday, November 6, 2014

Xơ gan là căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe của mỗi người, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh chính là cách để điều trị bệnh được kịp thời.

Chán ăn, mệt mỏi là một trong những triệu chứng cảnh báo cơ thể người có dấu hiệu của bệnh xơ gan. Số người mắc xơ gan ngày càng gia tăng, do vậy việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh là rất cần thiết.

Chán ăn, mệt mỏi triệu chứng cảnh báo bệnh xơ gan

Bên cạnh mệt mỏi, chán ăn, đau ở hạ sườn phải, bụng trướng nhẹ, giãn các vi mạch ở cổ và mặt có thể là các dấu hiệu đầu tiên của bệnh xơ gan. Các biểu hiện này thường không điển hình, lại mờ nhạt nên rất dễ bị bỏ qua. Đến khi xơ gan tiến triển sang giai đoạn muộn với những triệu chứng rõ rệt thì gan đã không còn cơ hội hồi phục nữa.

Các bác sĩ ở phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã cũng cho biết thêm, xơ gan là loại bệnh tiến triển từ từ đến khi người mắc bệnh phát hiện ra triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã trở nên rất nặng kèm theo những biến chứng nguy hiểm, gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh. Người lớn, thậm chí cả trẻ em đều có thể mắc phải loại bệnh này. Chính vì thế, chúng ta nên luôn theo dõi phát hiện bệnh sớm để có biện pháp điều trị kịp thời.

Để phát hiện bệnh được kịp thời, việc kiểm tra sức định kỳ là việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, ở nước ta thói quen người dân đi khám bệnh định kỳ là rất ít khi xảy ra. Do vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn.



Nhận biết các triệu chứng xơ gan sớm điều trị bệnh được kịp thời

Các giai đoạn của bệnh xơ gan

Xơ gan không được phát hiện và điều trị sớm bệnh sẽ tiến triển nhanh và người bệnh có thể tử vong nếu không được điều trị sớm.

Bệnh xơ gan thường tiến triển và phân ra thành hai giai đoạn như:

Giai đoạn sớm (còn bù): Các triệu chứng của bệnh rất mờ nhạt, người bệnh chỉ thấy hơi đau ở hạ sườn phải, bụng trướng nhẹ, xuất hiện sự giãn các vi mạch ở cổ và mặt. Trong nhiều trường hợp không có các triệu chứng này, người bệnh vẫn lao động, học tập bình thường. Giai đoạn này có thể chỉ vài tuần, có khi kéo dài vài tháng, thậm chí vài năm. Vì không có biểu hiện rõ rệt nên người bệnh chủ quan, không đi khám, không có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Nhiều người vẫn dùng rượu bia, thuốc lá, sử dụng những chất không có lợi cho gan, làm cho bệnh càng có cơ hội bùng phát mạnh ở giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn muộn (mất bù): Có nhiều triệu chứng rõ rệt nên bệnh nhân mới đi khám. Biểu hiện rõ rệt nhất là suy gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Tình trạng xơ hóa làm chức năng gan suy giảm, dẫn đến mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, sợ mỡ, rối loạn đại tiện. Bên cạnh đó, bệnh nhân dễ bị chảy máu dưới da và niêm mạc, như chảy máu cam, chảy máu chân răng. Một số trường hợp da sạm đen do lắng đọng sắc tố hoặc vàng mắt, vàng da kèm theo ngứa, nhất là trường hợp xơ gan do ứ mật. Trong đó, phù là một triệu chứng nổi bật, bệnh nhân bị phù hai chi dưới, phù toàn thân và chức năng nội tiết bị rối loạn.

Khi đã có những biểu hiện của giai đoạn muộn thì gan không còn cơ hội phục hồi nữa. Lúc này, bệnh rất ít đáp ứng điều trị, có đến 60% tử vong trong năm đầu tiên, trên 80% tử vong trong vòng 2 năm và chỉ 6% sống quá 3 năm. Bệnh nhân tử vong vì những biến chứng như: nhiễm khuẩn, chảy máu tiêu hóa và hôn mê gan.

Bệnh xơ gan xuất hiện do viêm gan virus, do rượu bia… phát hiện sớm các triệu chứng của bênh và điều trị bệnh kịp thời, người bệnh có cơ hội sống lâu hơn. Do vậy, các bác sĩ ở phòng khám 12 Kim Mã khuyến cáo, mọi người nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện được bệnh sớm cũng như có cách điều trị bệnh hiệu quả.

Hiện nay, phòng khám 12 Kim Mã có các thiết bị y tế hiện đại, đạt chuẩn quốc tế được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan cũng như bệnh gan. Do vậy, người bệnh có thể hoàn toàn tin tưởng kết quả kiểm tra bệnh của phòng khám.

Mọi thông tin thắc mắc về bệnh xơ gan cũng như bệnh gan bạn hãy gọi tới số điện thoại 04 3718 1999 để được các bác sĩ ở phòng khám 12 Kim Mã tư vấn trực tiếp cho bạn.

Mất ngủ không những làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn gây tổn hại đến sức khỏe không nhỏ.

Ngày nay, không những người có tuổi mà những người trẻ cũng hay mắc chứng bệnh mất ngủ. Mất ngủ không những làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn gây tổn hại đến sức khỏe không nhỏ. Hơn nữa, việc điều trị mất ngủ lại không hề đơn giản, nhiều người uống đủ thuốc Đông - Tây y mà vẫn không ngủ được.
Chúng tôi xin giới thiệu một bài thuốc rất đơn giản, dễ làm nhưng đem lại hiệu quả không ngờ trong việc chữa trị chứng bệnh mất ngủ. Nếu có điều kiện, người bệnh nên áp dụng thêm một số biện pháp phụ trợ như ngồi thiền, ngâm chân trước khi đi ngủ, chắc chắn sẽ đem lại cho quý vị những giấc ngủ ngon.
1. Bài thuốc chữa mất ngủ từ củ gừng:
- Gừng tươi: 1 củ to hay nhỏ tùy vào mức độ ăn cay của từng người.


- Đường phên: Lượng vừa đủ cho lượng nước 500ml
Cách nấu: Cho gừng vào nước lạnh (khoảng 600ml, cho 1 lần uống) đun sôi, sau khi nước sôi cho đường vào, tiếp tục đun nhỏ lửa khoảng 15 phút là được.
Thời gian uống: Uống vào buổi trưa hoặc buổi chiều để có tác dụng vào lúc đi ngủ.
Lưu ý: Ngày nào uống thì chế biến ngày ấy cho tươi mới là tốt nhất. Không cứ người mất ngủ mới uống được, người bình thường muốn ngủ ngon đều có thể uống.
Thời gian đầu khi mất ngủ trầm trọng, có thể uống khoảng 1 lít nước đường gừng. Sau 1 thời gian khi bệnh đã chuyển, có thể giảm xuống uống 500ml rồi dần dần duy trì cách ngày uống 1 lần 500ml.
2. Những biện pháp bổ trợ cho bài thuốc chữa mất ngủ:
- Ngày ngồi thiền khoảng 1h.
- Trước khi đi ngủ ngâm chân bằng nước gừng nóng, hoặc nước muối nóng
Liệt dây thần kinh số 7 là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh ít gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng xấu đến cuộc sống cũng như thẩm mỹ của người bệnh. Đông y hiện nay ngày càng được tin dùng bởi hiệu quả sử dụng của nó, trong đó có phương pháp châm cứu chữa bệnh liệt dây thần kinh số 7.

Vài nét về bệnh liệt dây thần kinh số 7:
Bệnh tê liệt thần kinh mặt hay còn gọi là bệnh Bell’s Palsy Bệnh xảy ra khi dây thần kinh điều khiển các cơ mặt bị viêm và bị chèn ép. Tuy mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng ít gặp ở người dưới 15 và trên 60 tuổi. Dây thần kinh số 7 gọi là thần kinh mặt là một dây hỗn hợp có nhiều chức năng về vận động, cảm giác, vị giác. Các sợi vận động, xuất phát từ hai nhóm nhân thần kinh mặt đi đến vận động các cơ bám da mặt và cổ. Cử động các cơ này biểu lộ trạng thái cảm xúc như: vui buồn, tức giận…và một số động tác khác. Do đặc điểm giải phẫu - chức năng tổn thương dây thần kinh số 7 có 2 kiểu: trung ương và ngoại biên. Liệt thần kinh mặt ngoại biên thì nửa mặt cùng bên bị liệt hoàn toàn. Ngoài ra khi liệt dây thần kinh số 7 sẽ ảnh hưởng đến bài tiết tuyến lệ, tuyến nhầy niêm mạc mũi, miệng, hầu và các tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi, cảm giác, vị giác 2/3 trước lưỡi.

Biểu hiện của bệnh liệt dây thần kinh số 7:
- Nghe lớn âm thanh một bên tai.
- Thay đổi số lượng nước bọt ở miệng
- Mất vị giác
- Đau sau hay trước tai
- Khó nói và đôi khi khó ăn uống
- Nhân trung lệch sang bên liệt
- Mắt nhắm không kín hay mở lớn cả khi ngủ
- Yếu hay cứng hay rũ một bên của khuôn mặt, đặc biệt là góc của miệng.
Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên thường gặp: nhiễm virus, viêm tai giữa, cảm cúm hay cảm lạnh, tiểu đường, chấn thương mặt…



Châm cứu chữa liệt dây thần kinh số 7:
Các phương pháp điều trị liệt dây số 7 bằng châm cứu đã được nghiên cứu nhiều, ở cả trong nước và ngoài nước như: ôn châm, điện châm, thủy châm kết quả thu được rất khả quan. Hiệu quả của châm cứu trong điều trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu, gần đây (2007) tỉ lệ khỏi bệnh khoảng 90% (nghiên cứu trên 63 bệnh nhân).
Châm cứu chữa liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do lạnh điều trị bằng phương pháp điện châm đem lại hiệu quả rất tốt, nếu điều trị kịp thời đúng phương pháp bệnh sẽ khỏi trong vòng 20-25 ngày.

Wednesday, November 5, 2014

Ổi là một trong những loại trái cây bổ dưỡng, tốt cho sức khoẻ, nguồn cung cấp một lượng lớn vitamin A,C, betacaroten... cho cơ thể chúng ta.
 Những điều chưa biết về quả ổi
 Ổi là loại trái cây phổ biến ở nước ta có tên khoa học là Psidium Guajava. Mùi thơm của ổi dễ chịu, nhất là khi ổi đã chín. PGS.TS Trần Đình Toán, Trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Hữu Nghị, cho biết: “Trái ổi chứa ít chất béo bão hoà, cholesterol và natri nhưng chứa nhiều chất xơ ăn kiêng, vitamin C, A, kẽm, kali và mangan”.

Theo Đông y, trái ổi có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hoá rất tốt. Ổi xanh chứa nhiều tác nhân làm se, nhờ đó có tác dụng hỗ trợ đường ruột yếu ớt khi bị tiêu chảy. Chúng có tính kiềm tự nhiên và thêm chức năng kháng khuẩn, tẩy uế, nên còn có tác dụng chữa lỵ bằng cách ức chế sự tăng trưởng của các loại vi sinh vật và loại bỏ những chất nhầy không cần thiết trong ruột.

Ổi chín có tác dụng bổ dưỡng, kiện tỳ, trợ tiêu hóa, thường dùng trong các trường hợp táo bón, ăn uống không tiêu, xuất huyết, đái tháo đường”,  PGS.TS Trần Đình Toán cho biết thêm và nhấn mạnh: “các chất dinh dưỡng trong ổi như vitamin C, Carotenoids có tác dụng bồi dưỡng hệ tiêu hóa”. Ổi còn kiêm chức năng hỗ trợ ruột và dạ dày trong trường hợp những bộ phận này bị viêm nhiễm. Ổi cũng giàu chất xơ, hạt ổi còn “phục vụ” hệ tiêu hóa như là một chất nhuận tràng, do đó ăn ổi sẽ giúp ruột giữ nước, làm sạch hệ tiêu hóa và các dịch bài tiết.


Đây cũng là loại trái cây còn giúp làm giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa quá trình làm máu trở nên đặc, vì vậy làm tăng tính linh động của máu, giúp máu lưu thông trong cơ thể dễ dàng hơn. Quả ổi tươi, chứa lượng cao các chất xơ hòa tan (pectin) và không hòa tan có thể giúp hạ đường huyết một cách an toàn, ngăn ngừa bệnh cao huyết áp.
Trái ổi giúp hạ cholesterol, bảo vệ tim và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể nhờ chứa nhiều dinh dưỡng và khoáng chất.
Đối với những người bị suy nhược cơ thể, trái ổi có thể cung cấp một lượng lớn vitamin và các chất vi lượng, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng, tăng cường sức đề kháng với các loại độc tố bên ngoài.
 Lưu ý khi ăn ổi
Lượng vitamin C trong ổi lại tập trung chủ yếu ở phần gần lớp vỏ. Vì vậy, bạn nên rửa thật sạch ổi và ăn cả vỏ để có thể tận dụng được hết lượng vitamin có trong ổi. “Các loại vitamin này còn có tác dụng chống ô xy hóa, chống lão hóa và làm cho thành mạch máu bền vững, có lợi cho hệ tim mạch, ngăn ngừa tình trạng rối loạn mỡ máu”, PGS.TS Trần Đình Toán nhấn mạnh.
Mặc dù quả ổi không độc những bạn không nên ăn ổi non vì còn nhiều vị chát sẽ có hại cho những ai bị bệnh dạ dày hoặc táo bón.
Khi ăn ổi chín, bạn cũng nên bỏ hạt ổi vì hạt ổi khó tiêu, gây trở ngại cho hệ tiêu hóa.
Những người bị suy nhược cơ thể nên sử dụng ổi dưới dạng xay nhuyễn hoặc ép thành nước thì sẽ hấp thụ được tốt hơn./.
Sắc vỏ quýt với một ít bột gừng và mật ong để uống, lấy ít vỏ quýt tươi xắt nhỏ, cho thêm một ít đường cát trắng uống như trà hàng ngày giúp trị ho hiệu quả.
Xin chia sẻ với các bạn một số cách trị ho trong dân gian đơn giản như sau:
- Lấy khoảng 5 gr vỏ quýt sắc với 2 chén nước cho thêm ít bột gừng và mật ong dùng để uống khi còn nóng.
- Lấy ít vỏ quýt tươi xắt nhỏ, cho thêm một ít đường cát trắng uống như trà hàng ngày giúp trị chứng ho có đàm.
- Riêng đối với trẻ nhỏ bị ho: Xắt vài lát củ cải mỏng đem ngâm trong nước đường vài ngày. Mỗi lần dùng lấy ra một muỗng hỗn hợp này hòa với nước nóng đợi đến khi nước còn ấm ấm thì cho trẻ uống.
- Cũng có thể dùng một muỗng vừng (mè) sao khô rồi say nhuyễn, 6 gr hạnh nhân, một lát gừng sống bỏ vào nồi cho thêm 2 ly nước sắc lên. Khi dùng thì lấy một muỗng hỗn hợp ra này pha với ít mật ong để uống.
Đối với trẻ khi bị ho thường bị mất ngủ nên lấy một miếng gừng sống xắt mỏng, sao hơi khô lên rồi thoa nhẹ xung quanh cổ và vai sẽ giúp trẻ ngủ ngon.
Viêm họng thanh quản là tình trạng tổn thương do viêm nhiễm niêm mạc vùng hầu họng, thanh quản. Có nhiều nguyên nhân khác nhau như ô nhiễm môi trường, thời tiết thay đổi bất thường, cơ thể không thích nghi kịp thời gây đau rát khó chịu vùng hầu họng, thậm chí làm mất tiếng.
Viêm họng thanh quản gặp ở những người làm việc với cường độ giao tiếp cao hay ô nhiễm như: giáo viên, ca sĩ, luật sư, công nhân mỏ, đốt lò... Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng... Tuy nhiên, viêm họng thanh quản hoàn toàn có thể phòng và trị được. Xin giới thiệu bài thuốc kinh nghiệm chữa viêm họng, thanh quản từ lá xương sông để độc giả tham khảo áp dụng khi cần thiết.
Lá xương sông bánh tẻ 5 - 10 lá. Giấm ăn 20 - 30ml (giấm nuôi bằng chuối là tốt nhất). Lá xương sông rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ cho ra tinh dầu nhúng giấm. Súc miệng bằng nước muối nhạt (0,9%) rồi ngậm nuốt nước dần ngày 2 – 3 lần cho tới khi khỏi, thường là 5 – 7 ngày bệnh sẽ tiến triển rõ rệt. Kinh nghiệm cho thấy, bài thuốc có tác dụng tốt với các chứng bệnh: viêm họng cấp mạn tính, viêm amiđan, viêm thanh quản kể cả đã mất tiếng... Tại sao xương sông kết hợp với giấm lại trị được viêm hầu họng, thanh quản?



Theo YHHĐ, lá xương sông chứa tinh dầu (0,24%), methylthymol (94,96%), p-cymen (3,28%), limonene  (0,12%). Trong giấm, thành phần chính là acid acetic (acid acetic có tác dụng ức chế, diệt khuẩn rất tốt, đặc biệt là các vi khuẩn như: Streptococcus, Diplococcus pneumoniae, Staphylococcus...).
Theo Đông y, xương sông vị cay, tính bình, có tác dụng khu phong trừ thấp; tiêu thũng chỉ thống, thông kinh hoạt lạc. Thích dụng để trị các chứng bệnh: cảm sốt, ho, viêm họng, viêm phế, thanh quản; trắng lưỡi, viêm miệng; đầy bụng đi ngoài, nôn mửa; đau nhức xương khớp, mày đay, sốt co giật ở trẻ em... Theo y văn cổ, giấm đã được xếp vào vị thuốc chữa bệnh, đặc biệt là kháng viêm từ hơn 2000 năm trước, kinh nghiệm cho thấy giấm vị đắng chua, tính ấm, quy kinh can, vị, có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, sơ thông hầu họng, tiêu thũng, giải độc, sát khuẩn, chỉ huyết (cầm máu)...
Chính vì vậy, khi phối hợp hai vị thuốc này với nhau trở thành một phương thuốc kháng viêm, giảm đau, chống phù nề tiêu ứ trệ đem lại cảm giác dễ chịu và tiếng nói thanh thoát cho những ai mắc bệnh trên.
Cần chú ý: Bài thuốc này chỉ chữa được chứng viêm họng, thanh quản thể thông thường, người bệnh cần khám cụ thể để phát hiện những căn nguyên và biến chứng như: nhân xơ thanh quản, u hay K vòm họng...
Trong quá trình điều trị, cần giữ ấm cổ, mũi họng, răng miệng, nhất là khi thay đổi thời tiết, không ăn uống đồ lạnh, đồ ướp đá, uống đủ nước.
Tỏi, nghệ, trái cây họ cam quýt… là những thực phẩm có lợi, giúp cải thiện chức năng gan mà bạn nên kết hợp vào chế độ ăn hàng ngày.
Gan có chức năng rất quan trọng trong cơ thể. Nó như một máy lọc đào thải các vi khuẩn khỏi máu, chuyến hóa chất dinh dưỡng từ thức ăn thành thứ cơ thể cần, giúp tăng cường hệ miễn dịch, đốt cháy chất béo…
1. Tỏi
Tỏi là một trong những thực phẩm tốt nhất để thanh lọc gan bởi chúng giúp kích hoạt các enzymeđào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, các chất allicin và selenium trong tỏi đều giúp gan sạch và khỏe mạnh hơn. Vì vậy, hãy bổ sung thêm loại thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngàđể tăng cường chức năng của gan


Tỏi là một trong những thực phẩm tốt nhất để thanh lọc gan 


2. Nghệ
Tương tự như tỏi, nghệ cũng là một loại gia vị tốt cho gan và rất dễ kết hợp với các món ăn. Chúng giúp lọc độc tố ở gan và thải các chất sinh ung thư ra khỏi cơ thể.
3. Dầu ô liu
Dầu ô liu và các loại dầu hữu cơ khác như hạt lanh hoặc cây gai dầu cung cấp cho cơ thể lipid và giúp hấp thụ các chất độc trong cơ thể. Vì vậy, thay vì dùng bơ, bạn hãy sử dụng dầu ô liu vài lần mỗi tuần, và gan của bạn sẽ rất có lợi vì điều đó.
4. Trái cây họ cam quýt
Với hàm lượng vitamin C cao, các loại trái cây họ cam quýt chính là chất chống oxy hóa tự nhiên tuyệt vời. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn các loại cam, chanh và bưởi ở mức độ vừa phải, bởi ăn quá nhiều sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
5. Hạt óc chó
Không chỉ ngon miệng, hạt óc chó còn cho lượng axit amin arginine rất cao giúp “tống khứ” ammoniac ra khỏi cơ thể bạn. Đồng thời, hạt óc chó còn là nguồn cung cấp các chất béo Omega-3 và gluetathione tốt cho sức khỏe hỗ trợ gan hoạt động hiệu quả hơn. Bạn có thể thêm chúng vào món salad hoặc làm bánh cũng rất ngon miệng.
6. Ngũ cốc nguyên hạt
Gạo lứt và các loại ngũ cốc khác đều chứa hàm lượng các vitamin B cao. Các loại vitamin B rất hiệu quả trong việc giúp tăng cường chức năng gan theo nhiều cách như thúc đẩy chuyển hóa chất béo, giảm xung huyết gan và sức khỏe gan nói cung. Do đó, hãy hạn chế các thực phẩm từ bột mì trắng và tăng cường các loại ngũ cốc nguyên hạt.
7. Các loại rau lá xanh
Các loại rau lá xanh không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung mà còn là những trợ thủ đắc lực giúp giải độc cho gan. Hãy tăng cường ăn các loại rau lá xanh hàng ngày bạn nhé bởi chúng có thể đẩy các chất độc hại môi trường ra khỏi máu của bạn như trung hòa các kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất hóa học khác.

Theo Vnexpress


Bệnh cước xảy ra ở người hay bị chứng xanh tím đầu chi, giảm năng các tuyến nội tiết. Ngoài ra, người lao động ở môi trường tiếp xúc với nước lạnh (đồng ruộng, chế biến thực phẩm đông lạnh mà không dùng găng, ủng).
 Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh cước là do khí độc ở ngoài xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Các loại khí độc này là hàn (lạnh) và thấp (ẩm ướt) khí. Bệnh nhân sống ở vùng ẩm ướt, hay tiếp xúc với nước, khí hậu lạnh lẽo, hay đi chân đất, nằm ngồi hoặc ngủ dưới đất lâu ngày hàn và thấp khí xâm nhập vào da thịt, gân mạch mà sinh bệnh. Vào mùa mưa hoặc mùa lạnh thì bệnh thường phát nặng hơn (thấp hợp hàn). Bệnh gây sưng đau các ngón tay, chân, gót chân; bắp chân đến đầu gối, khớp đau buốt.

Bệnh này nếu chỉ đau ở tay, chân là chưa nặng lắm. Nếu cảm thấy đau tức ở bụng, da khô rát, nổi vẩy, táo bón là bệnh đã nhập đến can tạng (gan), đã nặng. Nếu cảm thấy ngực đau tức, khó thở, nôn, tim đập mạnh, hay bị hồi hộp, hoảng hốt là bệnh đã nhập đến tâm tạng (tim), Đông y gọi là cước khí xung tâm, rất khó chữa.

Phương pháp chữa là trừ thấp tán hàn thông kinh hoạt lạc. Xin giới thiệu một số bài thuốc Nam rất hiệu quả, bạn đọc có thể áp dụng:
Bài 1: cành kinh giới, cành tía tô 10g, hành khô 2 củ, thổ phục linh 20g, dây đau xương 15g, ý dĩ sống 20g, thiên niên kiện 10g, vỏ vối rừng 15g, vỏ quýt 10g, cỏ xước 10g, rễ cây xấu hổ 10g, kê huyết đằng 15g. Uống 2 ngày/thang, sắc lại 2-3 lần/thang.

Bài 2: bạch chỉ 8g, quế chi 8g, ma hoàng 8g, hành củ (khô) 2g, dây gắm 12g, kê huyết đằng 12g, gừng tươi 5g, thổ phục linh 15g, phòng kỷ 12g, ngũ gia bì 12g, thiên niên kiện 8g, trần bì 8g, hậu phác 8g, cam thảo đất 10g, u chặc chìu 10g. Uống 2 ngày/thang, 1 thang uống 2-3 lần.

Bài 3: gừng tươi 3 lát, kê huyết đằng 8g, u chặc chìu 8g, nam hoàng bá 10g, bing lang (hạt cau) 6g, phòng kỷ 6g, tử tô (hạt tía tô) 8g, rễ cỏ xước 10g, ý dĩ mễ (ý dĩ sống) 10g, quế chi 8g, thiên niên kiện 8g, thổ phục linh 20g. Uống 2 ngày 1 thang, uống 3-5 thang.

Đang ở lứa tuổi thanh niên bị tóc bạc sớm muốn hết bạc có mấy bài thuốc dân gian hiệu nghiệm sau:

Bài 1:
Hái hoa cúc đen vì nén độ một đêm thấy nước chảy ra đen là được (nén càng nặng càng tốt). Sau đó đem phơi 3-4 nắng cho thật khô để vào chum bịt kín dùng dần.
Liều dùng: Hoa cúc 10-16g thêm 4g cam thảo dây sắc với 300ml nước còn 100ml chia làm 3 lần uống trong ngày, uống liền khoảng 3 tháng tóc đang bạc trở lại đen.

Bài 2:
Củ súng lấy về rửa sạch, sao vàng thơm, khoảng       200g
Cỏ nhọ nồi phơi khô để nơi dâm mát                           500g
Cả hai thứ trên tán nhỏ, trộn đều, ngày uống 2 lần với nước cơm lúc đói hoặc với 300 ml rượu ngon. Có thể trộn mật ong làm viên (khoảng 100 viên). Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên với nước nóng, uống nhiều tháng tóc sẽ đen trở lại.

Bài 3:
Quả dâu chín đen 1kg. Cho vào vải mềm vắt lấy n­ước đen cô nhỏ lửa thành cao mềm. Ngày uống hai lần, mỗi lần từ 5-10g. Cũng có thể đem quả dâu chín rửa sạch, để ráo dội qua nước sôi cho vào lọ sạch thêm đường, ngâm thành xi rô, pha nư­ớc uống 1-2 lần trong ngày. Uống liên tục cho đến lúc tóc đen trở lại.

Bài 4:
Hoa cúc                       20g
Hạt muồng                  50 g
Cam thảo dây             100 g
Hạt muồng, cam thảo dây băm nhỏ, sao vàng thơm trộn với hoa cúc hãm với nước sôi thay nước chè uống hàng ngày.

Monday, November 3, 2014

Đau vai gáy là căn bệnh khá phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi và nghề nghiệp, kể cả các bạn trẻ, nhất là những người làm việc nhiều với máy tính. Nếu bạn đang bị mắc căn bệnh này thì đừng vội lo lắng. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn phương pháp châm cứu chữa bệnh đau vai gáy khá hiệu quả.

Bệnh đau vai gáy: Bệnh đau vai gáy là một dạng rối loạn thần kinh cơ gây ra bởi sự co cứng cục bộ, đột ngột do rối loạn chức năng thần kinh mà không do tổn thương xương khớp, đốt sống cổ hay đĩa đệm.
Đau vai gáy là nhóm bệnh có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai và gáy. Do rối loạn tuần hoàn, thiếu máu ở vùng cột sống hoặc do sự kéo giãn dây thần kinh quá mức gây ra rối loạn chức năng của dây thần kinh vùng vai gáy nên gây ra chứng co cứng và đau rút cục bộ.

Nguyên nhân không do bệnh lý:
- Ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài, ngồi làm việc liên tục với máy tính, sai tư thế khi lái xe, gối đầu, ngủ tựa đầu lên ghế, nằm xem tivi...
- Ngồi trước quạt, máy lạnh (máy điều hoà) lâu, dầm mưa dãi nắng lâu, ra ngoài trời không đội mũ, nón để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào vùng gáy, tắm rửa ban đêm,... làm giảm sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến hội chứng đau vai gáy. (xem thêm Châm cứu chữa bệnh đau lưng).
- Người hay nằm nghiêng, co quắp, khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy.
Nguyên nhân do bệnh lý: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ.
Đôi khi có những trường hợp hội chứng đau vai gáy xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt.
Thông thường, từ tuổi trung niên trở đi, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên hay mắc chứng đau cổ, vai, gáy nhất.



Biểu hiện của bệnh đau vai gáy:
- Đau cơ vùng cổ gáy, vai và phần lưng trên.
- Khi bị đau quá mức, các động tác đi lại nhẹ nhàng cũng ảnh hưởng và cũng gây đau.
- Khi ngủ người bệnh cũng gặp khó khăn. Nếu nằm về bên bệnh thì lực cơ thể làm đau thêm, còn nếu nằm về bên lành thì bên bệnh bị kéo vẫn đau.
- Khi bệnh nặng hơn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và ăn uống. Khi đó mọi sinh hoạt vận động nhẹ liên quan đến vùng cổ vai gáy đều rất đau làm hạn chế hầu như mọi sinh hoạt của bệnh nhân.
- Sờ nhẹ ngoài da vùng gáy hoặc chỉ ấn lướt rất nhẹ cũng tạo ra cảm giác đau một cách rõ ràng.
Thông thường thì bệnh tự khỏi, tuy nhiên nếu bị lặp đi lặp lại nhiều lần bạn không nên chủ quan vì khi đó có thể do thoái hóa cột sống cổ gây thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh trong tủy; thậm chí có thể gây liệt tay.

Châm cứu chữa bệnh đau vai gáy:
Châm cứu có tác dụng rất tốt trong việc đem lại cảm giác thư thái cho cơ thể, nhất là làm giảm đáng kể các triệu chứng đau như đau đầu, đau vai gáy, đau lưng....
Châm cứu chữa bệnh đau vai gáy sẽ điều hòa lại hoạt động của dây thần kinh. Chỉ cần châm cứu vào đúng các huyệt trên những vị trí chính xác, nó có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa và làm giảm sự co thắt nên giảm đau.
Phương pháp châm cứu được chứng minh là hiệu quả hơn, ít rủi ro hơn và ít xâm nhập hơn so với phương pháp phẫu thuật hay uống thuốc giảm đau. Khi điều trị bằng phương pháp châm cứu, sức khỏe của bệnh nhân sẽ được cải thiện nhanh chóng và giảm đau đáng kể nếu như được điều trị sớm. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng châm cứu kích thích vùng cột sống bị tổn thương tạo ra chất steroid một cách tự nhiên thúc đẩy nó tự sửa chữa và giải phóng ra hóc-môn endorphin giúp giảm đau. Bằng cách tự nhiên này, các vị trí sưng tấy sẽ xẹp nhỏ lại và cơn đau được giải tỏa.
Châm cứu chữa bệnh đau vai gáy đã chứng tỏ là khá an toàn cho bạn và đem lại hiệu quả cao.
CÔNG TY CP XNK KHÁNH PHONG
Số 15, ngõ 2 Nhân Hòa, P. Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, HN
Văn phòng giao dịch: Số 60 - Nhân Hòa - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 0435574351 - FAX: 0435579904